GIÁO DỤC HÒA NHẬP – QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Thứ ba - 31/01/2023 14:49
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là phương pháp nhằm giúp các em kém may mắn trở nên tự tin, hòa đồng và không còn mặc cảm với những khiếm khuyết của bản thân. Vậy làm thế nào để giáo dục các em? Đó là câu hỏi mà thầy cô trường THCS Thị Trấn luôn chăn chở.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng hơn 8 triệu người khuyết tật (NKT), chiếm 7,8% dân số cả nước với các dạng khuyết tật: Khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật vận động, khuyết tật ngôn ngữ, đa tật. Trong những năm tới, dự báo số lượng NKT ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng do ảnh hưởng của chất độc da cam dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, do tác động của ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông và ảnh hưởng của thiên tai...

         Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có số lượng người khuyết tật (NKT) cao do hậu quả của chiến tranh. Vì vậy, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn coi trọng các chính sách dành cho NKT nói chung, các chính sách giáo dục cho trẻ em khuyết tật nói riêng. Trong đó, chú trọng vào việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của NKT để bảo đảm cho họ về vấn đề vật chất lẫn tinh thần, hỗ trợ phát triển bản thân với khả năng tối đa của mình.

Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, tiêu biểu như việc Quốc hội thông qua Công ước Liên Hợp quốc về quyền của NKT (UNCRPD) chứng tỏ cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của NKT ở mọi lứa tuổi vào tháng 11/2014; Năm 2010 Quốc hội đã thông qua Luật Người khuyết tật; năm 2005 thông qua Luật Giáo dục; năm 2004 thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em... nhằm đảm bảo sự chăm sóc và phúc lợi cho NKT, đảm bảo quyền bình đẳng và cơ hội giáo dục đầy đủ cho mọi công dân.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là cách giúp các trẻ bình thường có hội học hỏi những điểm mạnh để học tập. Song song với đó các trẻ bình thường cũng sẽ cảm nhận được điểm yếu của các bạn và có thêm động lực để phấn đấu tốt hơn. Có thể hiểu “hòa nhập” chính là cơ hội học tập cho cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.

Giáo dục hòa nhập không đơn thuần là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào môi trường học tập chung với trẻ bình thường. Cùng với đó là việc thiết lập các bước để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập, vui chơi đầy đủ nhất. 

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm tạo ra môi trường bình đẳng để các em được tham gia học tập, tiếp đón ân cần và được dạy dỗ như những trẻ bình thường. Bên cạnh đó, giáo dục nhằm giúp trẻ khiếm khuyết phát huy tính tự lực và nắm được những kỹ năng mới. 

Đối với một số trẻ những điều được dạy có thể là lần đầu tiên các em được tham gia và đã mong ước từ lâu. Do đó, khi được giáo dục các em sẽ được tạo điều kiện hết sức có thể và phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. 

Bên cạnh đó, nếu chỉ cho các bé có khiếm khuyết học tập với nhau thì trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra khả năng tiềm tàng bản thân có thể làm được. Nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường thì các em sẽ hiểu được rõ về năng lực bản thân và phát huy mạnh nhất. 

Giáo dục hòa nhập không chỉ đơn thuần dành cho trẻ khuyết tật mà còn giúp đỡ những trẻ bình thường thay đổi nhận thức và bao dung hơn. Các em sẽ học được cách hòa nhã, giúp đỡ những bạn thiệt thòi hơn mình một cách vui vẻ và chấp nhận sự khác biệt của các bạn. 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ khiếm khuyết sẽ trở nên tích cực hơn khi được tham gia học tập, vui chơi cùng với các bạn bình thường thường xuyên. Điều này sẽ giúp các bé hiểu được sự thương thân thương ái biết giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nhân cách tốt đẹp. Trẻ bình thường sẽ học được cách rộng lượng và nhân ái với các bạn thiệt thòi hơn mình và có lối sống tích cực hơn. 

Năm học 2022-2023 Trường THCS Thị Trấn có một học sinh khuyết tật. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch xác định rõ mục tiêu cụ thể như sau:

1 Đối với nhà trường:

Huy động và tiếp nhận trẻ khuyết tật đến học;

Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội điều kiện cho trẻ khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;

Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn vị lớp;

Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội, các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật;

Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật;

2. Đối với lớp hòa nhập:

 Cần quan tâm, chia sẽ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp.

Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà họ chưa thực hiện được.

3. Đối với tổ

Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở khối lớp phụ trách theo sự chỉ đạo ngành cấp trên;

Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật, của giáo viên;

Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho trẻ khuyết tật;

Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật.

4. Đối với cá nhân giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ khuyết tật:

Giáo viên trong giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của trường, lớp.

Chủ động phối hợp với tổ, khối chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật.

Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

* Giáo viên lập hồ sơ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của lớp gồm:

Kế hoạch GDHNNKT (Sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật);

Danh sách trẻ khuyết tật;

Bài kiểm tra;

Hồ sơ này sẽ được bàn giao cho giáo viên lớp trên.

5. Đối với trẻ khuyết tật:

Chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe; thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình  kế hoạch của trường; tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng của mình.

Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

Báo cáo tình hình sức khỏe, khả năng học tập cho người phụ trách lớp hoặc đề xuất nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.

          Với mục tiêu, kế hoạch cụ thể rõ ràng từ trên xuống dưới, mái trường THCS luôn dang tay chào đón các em, giúp đỡ các em hòa nhập như bao học sinh khác. Thầy, cô luôn là người mẹ thứ hai động viên che chở các em, giúp đỡ các em ngày một tiến bộ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi