MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY VÀ HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN.

Chủ nhật - 22/01/2023 15:00
Khi nói đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet…
 Giáo viên UDCNTT trong dạy học
Qua thực tế giảng dạy cho thấy rằng các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt vào những tình huống cụ thể của đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm… tìm hiểu vấn đề một cách trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình. Từ đó nắm bắt được kiến thức mới và phương pháp “làm ra kiến thức mới” đó mà không theo những khuôn mẫu có sẵn. Không những thế, một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tăng cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể, phối hợp với học tập tương tác nhóm giúp học sinh phát triển các năng lực tốt hơn.
                                                        
Học sinh lên chỉ lược đồ trong tiết UDCNTT
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy các giáo viên trường THCS Thị trấn luôn tích cực tìm ra những cách ứng dụng CNTT hiệu quả nhất để đưa vào bài giảng mỗi giờ lên lớp.Chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm khi soạn bài và khi ứng dụng CNTT vào trong bài giảng:
1.Các bước xây dựng bài giảng điện tử
Các bước xây dựng bài giảng điện tử bằng PowerPoint
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài giảng.
Bước 2: Xác định kiến thức nào là cơ bản, kiến thức nào là trọng tâm.
Bước 3: Lựa chọn tư liệu bổ sung (tranh ảnh, video) từ internet.
Bước 4: Thiết kế kịch bản bài giảng.
Bước 5: Soạn slide bài giảng: nhập nội dung, đưa tư liệu, định dạng văn bản, tạo hiệu ứng.
Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa thông tin và hiệu ứng (nếu cần) và hoàn thiện bài giảng.
Bước 7: Đóng gói bài giảng.
Bước 8: Viết lời giải thích, cách điều khiển, trình tự điều khiển của slide bài giảng. Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị gì trước tiết học.
Bước 9: Rút kinh nghiệm sau buổi học.
2. Những lưu ý khi soạn bài giảng điện tử  ứng dụng CNTT
- Giáo viên không nên lạm dụng công nghệ thông tin quá mức. Cân nhắc lựa chọn bài giảng phù hợp, nhằm phát huy hiệu quả tối đa và đảm bảo mục tiêu bài giảng.
- Không sử dụng quá nhiều hiệu ứng trình chiếu phức tạp trong cùng một slide, vì có thể gây mất tập trung cho học sinh.
- Giáo viên nên chọn hình nền đơn giản, sáng để thể hiện nội dung bài giảng rõ ràng hơn.
- Không nên nhồi nhét quá nhiều chữ vào một slide bài giảng, câu chữ ngắn gọn và tường minh.
- Tránh tình trạng sử dụng quá nhiều video tư liệu vào bài giảng.
- Nên kết hợp cả hai phương thức: trình chiếu và ghi bảng, để giúp học sinh theo kịp bài học.
Để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được vận dụng thành công, cần sự nỗ lực của giáo viên. Trong quá trình này, giáo viên cần là những người chịu khó tìm tòi và ham học hỏi , trau dồi về kiến thức CNTT để trở thành công dân số trong kỉ nguyên số.
 

Tác giả: admin, Tổ Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi