KHẨU HIỆU V2K VÀ TÁC DỤNG CỦA VACXIN COVID-19 DỊCH CÚM A ĐANG BÙNG PHÁT MẠNH

Thứ ba - 27/09/2022 15:22
Hiện nay, dịch covid – 19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chính vì vậy thông điệp V2K (KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN + VẮC XIN) + THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác để phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay vẫn vô cùng cần thiêt. Vậy V2K là gì ?
V2K là Vacxin - Khẩu trang – Khử khuẩn

* KHẨU TRANG:
Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Bắt buộc đeo khẩu trang đối với:
Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19;
Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021;
Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.
* KHỬ KHUẨN: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
* VẮC XIN: thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó
* Vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác:
+ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
+ Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
+ Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
+ Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu – độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
+ Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.
Nhiều người dân vẫn e ngại về việc tiêm Vacxin, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tác dụng vô cùng cần thiết của vacxin như sau:
1. Tại sao liều vắc-xin phòng COVID-19 nhắc lại là cần thiết ?
Liều nhắc lại được khuyến nghị tiêm từ 3-6 tháng sau khi hoàn thành các liều cơ bản để duy trì khả năng bảo vệ miễn dịch chống lại COVID-19 và các biến thể, bao gồm cả Omicron.  
Liều tăng cường nên được ưu tiên cho những người có nguy cơ cao nhất bị bệnh nặng do COVID-19. Họ bao gồm người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, nhân viên y tế, những người có bệnh nền, người mang thai, người lao động thiết yếu và các nhóm dân số dễ bị tổn thương khác. 
Ngay cả sau khi tiêm phòng, điều quan trọng là phải tiếp tục các biện pháp bảo vệ khác như giữ khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang. 
2. Liệu có phải vẫn mắc COVID-19 sau khi tiêm phòng có nghĩa là vắc-xin không có tác dụng
Các vắc-xin COVID-19 hiện hành rất hiệu quả để ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Nhưng không có vắc xin nào bảo vệ 100%. Nó cũng giống như đối với các loại vắc-xin khác, chẳng hạn như vắc-xin phòng cúm. Theo thời gian, khả năng bảo vệ của vắc-xin có thể giảm đi, có nghĩa là bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 dù đã được tiêm chủng. Nếu bạn bị nhiễm bệnh sau khi đã tiêm chủng, hầu hết thường sẽ có các triệu chứng nhẹ, hoặc có thể không có triệu chứng gì; nhưng hãy lưu ý rằng bạn vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. 
Đây là lý do tại sao các liều vắc-xin phòng COVID-19 nhắc lại đang được tiêm chủng để mọi người có thể được bảo vệ thêm chống lại COVID-19 và các biến thể của nó.
Nhưng tiêm phòng là không đủ. Chúng ta nên tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ như giữ khoảng cách an toàn với những người khác, đeo khẩu trang, tránh chỗ đông người, rửa tay sạch, che miệng khi hắt hơi và ho, giữ nhà cửa thông thoáng và mở cửa sổ nếu có thể. 
3. Vắc-xin phòng COVID-19 có thể chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2 không ?
Vi rút luôn biến đổi một cách tự nhiên và vi rút gây bệnh COVID-19 cũng không phải ngoại lệ. Một số biến đổi có thể làm vi rút lây lan dễ dàng hơn hoặc có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các vắc-xin phòng COVID-19 hiện tại tiếp tục bảo vệ mạnh mẽ, chống lại việc mắc bệnh nặng và tử vong. Vì vậy, không nên trì hoãn tiêm chủng vì lo ngại về các biến thể mới và chúng ta phải tiêm phòng ngay cả khi vắc -xin có thể kém hiệu quả hơn đối với một số biến thể của vi rút COVID-19.
Bên cạnh việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đầy đủ, điều quan trọng nữa là tiếp tục thực hành các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và những người khác, như tránh không gian đông đúc, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay sạch và đeo khẩu trang đúng cách. Các biện pháp bảo vệ cơ bản này vẫn có tác dụng bảo vệ chúng ta, bất kể những biến đổi của vi rút. Tất cả chúng ta đều an toàn chỉ khi mọi người đều an toàn.
Hiện nay, bên cạnh dịch covid-19 thì dịch cúm A cũng đang bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc.  Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virus này.
          Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để tránh nguy cơ xâm nhập và lây lan của vi rút cúm mọi người dân cần:
          - Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
          - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân
          - Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế 
          - Người mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang và tránh đến chỗ đông người. 
          - Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt, cũng như kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.. 
          - Làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường. 
          - Nên sử dụng thực phẩm gia cầm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm gia cầm cần được nấu chín kỹ, chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh, không ăn các loại gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. 
          - Đối với các hộ chăn nuôi gia cầm, cần thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, mua con giống. Thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn... 
          Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A(H5N1), (H7N9), chính vì vậy, khi có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi